Tin tức Sự Kiện liên quan
- QUÀ TẶNG TRI ÂN - MỪNG THÁNG SINH NHẬT
- NGÀY HỘI CHỈNH NHA - SỰ KIỆN HOT NHẤT THÁNG 8 TẠI NHA KHOA TÂM ĐỨC
- Làm Răng Sứ Bao Nhiêu Tiền?
- Lịch sử niềng răng
- Một Số Phương Pháp Lấy Tủy Răng Hiện Nay
- Khi Nào Nên Lấy Tủy Răng Và Nguyên Nhân Làm Tổn Thương Tủy Răng?
- Lấy Tuỷ Răng Là Gì? Lấy Tủy Răng Có Đau Hay Không?
- Trong Bao Lâu Nên Tẩy Trắng Răng 1 Lần
- Tẩy Trắng Răng: Có Đau Hay Hại Không?
- Tẩy Trắng Răng: Nên Kiêng Ăn Hoặc Có Thể Ăn Những Loại Thức Ăn Nào?
- Có Nên Tẩy Trắng Răng Tại Nhà Hay Đến Trực Tiếp Phòng Khám Nha Khoa
- Tẩy trắng răng là gì? Khi nào nên tẩy trắng răng?
- RĂNG KHÔN CÓ TÁC DỤNG GÌ? - CÓ CẦN NHỔ RĂNG KHÔN HAY KHÔNG?
- Một số biến chứng cần cảnh giác sau khi nhổ răng khôn
- Răng khôn là gì? Những biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn
- DÀNH CHO MỘT NỬA YÊU THƯƠNG
- NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP
- SÂU RĂNG SỮA - XIN ĐỪNG XEM NHẸ
- TẨY TRẮNG RĂNG KHÔNG Ê BUỐT - TẶNG NGAY 500.000 VND
- Phủ trắng răng nano: coi chừng tiền mất, tật mang!
- TẶNG VOUCHER 1.000.000 vnd cho Khách hàng sử dụng các dịch vụ tại nha khoa Tâm Đức
- CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG & RĂNG
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải loại bỏ đi chiếc răng khôn, nhưng cũng không ít trường hợp mà bệnh nhân dù có vấn đề về răng những cũng không được phép nhổ răng. Vậy vì sao mà những trường hợp đó không được nhổ răng hay những trường hợp không được nhổ răng khôn bao gồm những đối tượng nào. Bài viết hôm nay sẽ giải thích rõ hơn cho các bạn về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm:
- Một số biến chứng cần cảnh giác sau khi nhổ răng khôn
- Răng khôn là gì? Và những biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn
Vậy những trường hợp nào không nên nhổ răng khôn
Khi gặp những trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng vì có thể sẽ ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải xử lý triệt để những vấn đề, bệnh lý đang gặp phải rồi mới thực hiện được việc loại bỏ răng khôn.
-
Bệnh lý toàn thân
Bao gồm các bệnh lý liên quan tới vấn đề đông máu, các bệnh về máu và bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
Một số bệnh lý toàn thân khác như: bệnh tim mạch không thể kiểm soát, bệnh tiểu đường, các căn bệnh ác tính.
Người đang bị mắc một số bệnh kinh niên và đang phả sử dụng thuốc lâu dài.
Trong tất cả các trường hợp này bạn cần phải nói rõ tình hình thực trạng bệnh lý của mình cho bác sĩ nha khoa để có biện pháp kiểm soát tốt trước khi nhổ răng.
-
Các bệnh lý tại chỗ
Bao gồm những trường hợp răng bạn đang trong thời gian điều trị, xạ trị hoặc là bị nhiễm trùng. Vùng nhiễm trùng lây lan từ chân răng xuống xương và lây lan chéo sang các vùng nướu xung quanh.
Trường hợp này có dùng thuốc gây tê liều mạnh cũng không có tác dụng giảm đau vì thế bệnh nhân sẽ phải trải qua cảm giác rất đau đớn.
Hơn nữa, việc nhiễm trùng có thể lây lan qua đường máu cho nên bệnh nhân cần phải tạm ngừng việc nhổ răng để điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh trước. Tới khi vết nhiễm trùng khỏi hẳn bác sĩ mới có thể nhổ răng cho bệnh nhân.
Thông thường, trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng có mắc các bệnh lý về răng và nướu hay không, chỉ định chụp film X-quang nếu cần thiết xem xét phân tích tình huống xương hàm, nhất là với nhổ răng khôn. Từ đó mới có phương án điều trị rồi nhổ răng thích hợp.
-
Người vừa mới khỏi bệnh
Người bị cảm, sốt vừa mới khỏi bệnh thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, khả năng đông máu, lành thương không tốt nếu nhổ răng dễ xảy ra nhiễm trùng, chảy máu kéo dài. Vì thế, đối với trường hợp này cần chờ cơ thể khỏe mạnh trở lại mới thực hiện.
-
Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt
Trong những ngày này hormone của phụ nữ thường tăng cao, việc nhổ răng dễ gây viêm nhiễm, tình trạng mất máu kéo dài. Do đó, nên để qua giai đoạn này mới nhổ răng.
-
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai
Đây là một trường hợp mà bác sĩ cần phải lưu ý, bởi vì phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch không được tốt như lúc bình thường, tỷ lệ bị nhiễm trùng cũng cao hơn, vì thế nếu các mẹ có nhu cầu phải nhổ răng thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định.
Việc nhổ răng cần sự can thiệp của thuốc tê, chụp X-quang (nếu có) và sử dụng thuốc kháng sinh tuy với liều lượng nhỏ nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển răng miệng sau này của trẻ. Chính vì thế, trước và trong giai đoạn mang thai cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt ngăn chặn các bệnh lý dẫn đến nhổ răng.
-
Bệnh nhân đã phẫu thuật tim
Nếu bạn đã trải qua ca phẫu thuật tim trong khoảng 6 tháng trước đó thì nhổ răng chỉ được bác sĩ thực hiện khi bạn đã được dùng kháng sinh tăng cường, chống nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần phải nói rõ tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ nắm rõ ràng để có những chỉ định phù hợp hỗ trợ cho việc nhổ răng an toàn hơn.
-
Người đang bị viêm, sưng nướu răng
Để Nha Sĩ kiểm tra và đưa ra lời khuyên chính xác thì trước khi nhổ răng khôn bạn nên đi lấy mẫu xét nghiệm máu và chụp X-Quang răng miệng theo chỉ định từ Nha Sĩ
Đối với những người đang bị viêm răng hoặc viêm lợi, sưng nướu răng thì không nên nhổ răng khôn vì có thể sẽ gây ra vấn đề bị viêm nhiễm nặng. Đặc biệt là trong quá trình khâu, nếu không vệ sinh kỹ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hại cho răng miệng về sau.
Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số tổng đài 0919 12 54 45 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Tâm Đức để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
NHA KHOA TÂM ĐỨC
Địa chỉ: 338 Tùng Thiện Vương, Phường 12, Quận 8, TP. HCM
Điện thoại: (028) 6260 9179
Tổng đài tư vấn: 0919 12 54 45
Email: nhakhoatamduc.338tv@gmail.com
Website: https://4udental.vn/
NHA KHOA TÂM ĐỨC
Tin tức Sự Kiện
đăng ký nhận thông tin
Để lại thông tin để nhận được ưu đãi mới nhất từ chúng tôi

0919125445
Bác sĩ Phượng Uyên 0919902729 - bs.phuonguyen@gmail.com
Bác sĩ Hiền 0933666221 - dr.hienle2006@gmail.com
Đặt lịch hẹn
